Trong cuộc sống, có nhiều hành động của cha mẹ vô tình hay cố ý khiến con tự ti và mặc cảm, dẫn đến ảnh hưởng rất nhiều tính cách của con. 3 hành vi mà Tã bỉm Yubest chia sẻ dưới dây, bố mẹ đọc điều chỉnh nếu mình đang phạm phải.
Xung quanh chúng ta có những người kiểu như:
Họ dù được khẳng định, khuyến khích, công nhận nhưng vẫn luôn phủ nhận bản thân, nghĩ rằng “mình không đủ giỏi, chỗ này không được, chỗ kia cũng không được”, thường lùi bước và bỏ cuộc trước những cơ hội và thách thức.
Họ luôn ngại bày tỏ những suy nghĩ và nhu cầu thực sự của bản thân, cho rằng cảm xúc của mình không quan trọng, họ ưu tiên và phục vụ cho nhu cầu của người khác.
Họ rất quan tâm đến đánh giá của người khác, bất kỳ nhận xét tiêu cực nào cũng sẽ khiến họ rơi vào tình trạng nghi ngờ bản thân.
Những biểu hiện này cho thấy họ coi bản thân có giá trị thấp. Trong khi đó, người có ý thức mạnh mẽ về bản thân, coi mình có giá trị, quan trọng và đáng được yêu thương thường rất tự tin, có lòng tự trọng cao.
Đối với trẻ em, sự hình thành và mức độ giá trị của bản thân chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình, đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến cách nuôi dạy của cha mẹ, thái độ, cách đánh giá của họ đối với trẻ.
1. Bỏ bê tình cảm
Trong quá trình trưởng thành của trẻ, thái độ của cha mẹ giống như một tấm gương, để trẻ nhìn và cảm nhận mình là người như thế nào.
Trong giai đoạn quan trọng của tuổi thơ từ 0 đến 6 tuổi, trẻ rất cần sự quan tâm tích cực của cha mẹ. Nếu nhận được sự quan tâm, yêu thương và thấu hiểu của cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy mình quan trọng, có giá trị và xứng đáng được đối xử tốt.
Ngược lại, nếu cha mẹ thường phớt lờ trẻ, có thái độ thờ ơ, từ chối trẻ, ngăn cản trẻ bộc lộ cảm xúc sẽ khiến trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, sợ hãi, lo lắng, nghi ngờ tầm quan trọng và giá trị của bản thân.
Ví dụ, nếu trẻ muốn nói với mẹ điều gì đó, nhưng mẹ đang bận, người mẹ phớt lờ những lời nói của con hoặc con nói xong giả vờ như chưa nghe thấy gì. Trẻ khóc vì chuyện gì đó, cha mẹ bực mình quát lớn: “Khóc có ích gì, con còn khóc nữa thì mẹ đuổi con ra ngoài”.
Nếu những điều như vậy xảy ra thường xuyên, ý thức về giá trị bản thân của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, bởi vì trẻ không nhận được đủ sự quan tâm và tôn trọng từ cha mẹ.
2. Đặt kỳ vọng, yêu cầu quá cao ở trẻ
Người mẹ luôn không hài lòng với mọi thứ về con gái mình, thường xuyên coi thường, lúc nào cũng chê bai căn phòng bừa bộn, kết quả học tập, kế hoạch học đại học… Đây là kiểu cha mẹ lúc nào cũng đòi hỏi quá cao ở con mình. Họ hy vọng con mình có thể trở thành đứa con ngoan, tài giỏi nên không ngừng giúp con cái sửa sai, bù đắp khuyết điểm, trở thành một bản thân tốt hơn.
Suy nghĩ như vậy là dễ hiểu nhưng sợ nhất là một số bậc cha mẹ quá ám ảnh muốn con mình phải hoàn hảo, khiến họ không nhìn nhận và đánh giá đúng thực lực của trẻ, vô tình gắn điều kiện vào tình yêu của con cái.
Thường được biểu hiện dưới dạng:
Khi con làm bài thi tốt, ngoan ngoãn, đạt giải trong các cuộc thi, đạt thành tích tốt thì cha mẹ rất phấn khởi và vui mừng, khi điểm thi không đạt yêu cầu của cha mẹ, thành tích chưa tốt thì họ rất thờ ơ, mắng mỏ.
Khi đứa trẻ bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ thật của mình, cha mẹ không coi trọng điều đó mà yêu cầu đứa trẻ làm mọi việc theo mong đợi và sự sắp xếp của mình, và gọi đó là “vì lợi ích của chính con”.
Cách giáo dục này gửi gắm đến con cái thông điệp: “Mẹ chỉ yêu con nếu con đủ ngoan và biết nghe lời, nếu con không làm được chứng tỏ con là một đứa trẻ hư”.
Một đứa trẻ như vậy lớn lên sẽ trở thành một kiểu người dù điều kiện và thành tích của bản thân có tốt đến đâu, chúng vẫn cảm thấy mình không đủ tốt, không thể ngừng đòi hỏi bản thân, thường lo lắng, không thể có một cuộc sống thoải mái và hạnh phúc.
3. Thường xuyên phủ nhận và đánh con
Có một cư dân mạng kể lại rằng: “Từ nhỏ tới lớn lúc nào tôi cũng bị mẹ cự tuyệt, phớt lờ. Mặc dù trong mắt người khác tôi là người rất xuất sắc nhưng chưa bao giờ tôi nhận được sự công nhận từ mẹ mình. Lúc nào tôi cũng có cảm giác yếu kém hơn người khác”.
Trẻ tự ti, yếu kém hầu hết đều có liên quan tới 3 hành vi này của cha mẹ – Ảnh 3.
Đối với một người trưởng thành, tác động của đánh giá và thái độ của người khác đối với sự tự nhận thức của một người rất hạn chế. Thế nhưng, trẻ em lại khác, sự đánh giá và thái độ của những người xung quanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ giá trị bản thân của chúng, đặc biệt là cha mẹ và giáo viên “những người quan trọng khác”. Sự đánh giá và thái độ của họ, nó trực tiếp quy định mức độ giá trị bản thân của đứa trẻ.
Do đó, nếu một đứa trẻ sống trong sự phủ nhận và tấn công của cha mẹ trong một thời gian dài trong thời thơ ấu, chúng sẽ có vấn đề về sức khỏe tâm thần, tự đánh giá thấp bản thân, cảm thấy không quan trọng và không được yêu thương, dễ rơi vào trầm cảm và khép kín.
Nếu muốn nuôi dạy một đứa trẻ tích cực, lạc quan, tự tin, cha mẹ phải tránh cách giáo dục ngược đãi và không phủ nhận những cố gắng của trẻ.
Phủ định và đánh đập sẽ chỉ làm cho trẻ mất niềm tin vào bản thân và tương lai, còn sự động viên và giúp đỡ sẽ khiến trẻ nhìn thấy hy vọng và tìm ra những giải pháp thiết thực.
Bố mẹ thường lựa chọn năm sinh đẹp để sinh con, nhất là năm Rồng vàng. Nhưng trong năm đẹp, có những tháng rất đẹp, tốt cho cả mẹ và con. Tã bỉm Yubest chia sẻ với các mẹ 4 tháng đẹp nhất năm 2024.
1. Tháng giêng
Tháng giêng là tháng đầu tiên của âm lịch, cũng là tháng diễn ra lễ hội xuân Tết nguyên đán nên được coi là tháng tốt lành. Những em bé sinh năm Thìn vào tháng Giêng âm lịch không chỉ được tận hưởng không khí lễ hội mà còn nhận được sự quan tâm, chăm sóc nhiều hơn của gia đình.
Ngoài ra, tháng giêng cũng là thời điểm bắt đầu năm mới, được coi là thời điểm đổi mới, vạn vật bắt đầu, tượng trưng cho sự khởi đầu tốt đẹp và điềm lành. Những đứa trẻ sinh năm Thìn vào tháng 1 âm lịch sẽ có vận may tốt hơn, tương lai phát triển thuận lợi hơn.
2. Tháng năm
Tháng 5 là tháng 5 âm lịch, có ngày 5/5 Tết Đoan ngọ phồ biến ở hầu hết các nước Đông Á. Những em bé sinh năm Thìn vào tháng 5 có thể cảm nhận được không khí lễ hội và được gia đình quan tâm, chăm sóc nhiều hơn. Đồng thời, tháng 5 cũng là tháng tràn đầy sức sống và sinh lực, thời tiết ấm dần lên, vạn vật đang phục hồi, là giai đoạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, những em bé tuổi Thìn sinh vào tháng 5 không chỉ gặp nhiều may mắn mà còn có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai.
3. Tháng bảy
Tháng 7 là tháng thứ 7 âm lịch, cũng là tháng có ngày thất tịch. Những em bé sinh vào tháng 7 năm Thìn có thể cảm nhận được bầu không khí lãng mạn của tháng Ngưu lang Chứ nữ. Đồng thời, tháng 7 cũng là thời kỳ tốt cho sự tăng trưởng và phát triển, thời tiết nắng nóng rất tốt cho sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ. Vì vậy, những em bé tuổi Thìn sinh vào tháng 7 cũng có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai. Những người tuổi Thìn sinh vào tháng 7 âm lịch năm 2024 thường có khí chất xuất chúng, nổi bật giữa đám đông và được nhiều người ưu ái, chú ý. Dù có điều kiện bên ngoài tốt nhưng họ sẽ không vì điều này mà từ bỏ nỗ lực. Họ rất năng động, dựa vào nỗ lực của bản thân để đấu tranh cho bất cứ điều gì họ muốn. Vì vậy, những người tuổi Thìn sinh vào tháng này sẽ có vận may rất tốt trong cuộc sống, mọi việc suôn sẻ, làm việc gì cũng thu được kết quả như ý.
4. Tháng chạp
Người tuổi Thìn sinh năm 2024 có khả năng lĩnh hội cao, suy nghĩ cẩn thận, tư duy tốt, học hành khá thành đạt. Họ rất có khả năng học tập, có nhiều kiến thức, và là những người rất hiểu biết và tài năng. Những người tuổi Thìn sinh vào tháng 12 âm lịch năm 2024 nhìn chung làm những công việc ổn định và lập được nhiều thành tích tốt. Vận khí của họ rất tốt, thường rất giỏi tìm kiếm cơ hội kiếm tiền, có thể làm việc chăm chỉ để nắm bắt vận may, sẽ không gặp quá nhiều sóng gió, cuộc sống an nhàn sung túc, vạn sự hanh thông.
Tóm lại, trẻ sinh vào các tháng giêng, tháng 5, tháng 7 và tháng 12 năm Giáp Thìn 2024 là phù hợp hơn cả. Tất nhiên, điều quan trọng nhất là cố gắng để bé lớn lên trong môi trường gia đình lành mạnh, an toàn và ấm áp, để bé có thể phát huy tốt hơn tiềm năng của mình và đương đầu với những thử thách trong tương lai. Để em bé lớn lên khỏe mạnh, việc chuẩn bị mang thai là vô cùng cần thiết. Để em sinh ra mạnh khỏe, tã bỉm Supdry chia sẻ một số lưu ý để mẹ và con có thai kỳ khỏe mạnh
Bước đầu tiên là khám sức khỏe định kỳ: Trước khi mang thai, việc khám sức khỏe toàn diện là rất quan trọng. Hãy chắc chắn rằng người phụ nữ có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh tiềm ẩn. Nếu có bệnh mãn tính cần điều trị, nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mang thai, đồng thời thực hiện phương pháp điều trị tương ứng theo lời khuyên của bác sĩ.
Bước thứ hai, chế độ ăn uống hợp lý: thói quen ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Tăng cường bổ sung các chất đạm, vitamin, khoáng chất và axit folic giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, cố gắng tránh những thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo để duy trì sức khỏe tốt.
Bước thứ ba là tránh xa những thói quen độc hại: phì phò và uống chất lỏng có cồn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của em bé. Trước khi mang thai, hãy cố gắng bỏ để tránh gây hại cho thai nhi.
Bước thứ tư là thiết lập lối sống lành mạnh: duy trì tập thể dục điều độ và tăng cường thể lực. Đồng thời duy trì tâm trạng vui vẻ, giảm căng thẳng lo âu, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời tạo môi trường tốt cho thai nhi phát triển.
Bước thứ năm là tìm hiểu kiến thức nuôi dạy con: tìm hiểu thêm kiến thức nuôi dạy con trước khi mang thai, chuẩn bị trước sẽ giúp bạn chào đón sự ra đời của bé tốt hơn. Mẹ có thể tham gia một số khóa học nuôi dạy con phù hợp và trao đổi kinh nghiệm với những bà mẹ tương lai khác.
Bạn càng chuẩn bị kỹ lưỡng bao nhiêu thì sự phát triển khỏe mạnh của bé càng được đảm bảo bấy nhiêu. Tã bỉm Yubest mong rằng mọi bà mẹ tương lai đều có thể chuẩn bị những điều này trước khi mang thai để tạo nền tảng sức khỏe vững chắc cho tương lai của bé.
Nhiều trẻ sơ sinh rất khó ngủ, hay khóc vào ban đêm khiến mẹ bỉm lo lắng, mệt mỏi. Tình trạng này có thể diễn ra trong tuần đầu, tháng đầu nhưng có những bé quấy khóc, khó ngủ hết 3 tháng cữ. Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ ngon, tã bỉm Yubest đọc nguyên nhân và khắc phục do các bác sĩ chuyên khoa nhi hướng dẫn.
Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ hay tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên, khó ngủ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.
Chỉ thức dậy khi đói
Theo bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, mỗi ngày, trẻ sơ sinh ngủ trung bình khoảng 18 – 20 giờ. Trẻ gần như ngủ suốt cả ngày lẫn đêm, chỉ thức dậy khi đói.
Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, thể tích dạ dày nhỏ nên trẻ nhanh đói. Vì vậy, sau khoảng 2 – 3 giờ, trẻ sẽ thức giấc để bú mẹ. Đặc biệt, đối với những bé non tháng, nhẹ cân, hay bị trào ngược dạ dày thực quản… thì mẹ nên cho bú thường xuyên hơn.
Trẻ sơ sinh chưa phân biệt được ngày đêm, nên nhiều bé sẽ có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày và thức giấc vào ban đêm. Chỉ đến khi được 3 tháng tuổi, bé mới bắt đầu ngủ suốt đêm và không quấy khóc mẹ.
Theo bác sĩ Ngọc, tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ, hay tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, đó có thể là do nguyên nhân sinh lý giấc ngủ.
“Theo các chuyên gia, giấc ngủ thường chia thành hai giai đoạn đó là: Rapid Eye Movement (REM) và Non Rapid Eye Movement (Non – REM). Đối với giấc ngủ của người trưởng thành, thì giai đoạn Non – REM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, 25% thời gian còn lại là giai đoạn REM. Đối với trẻ sơ sinh thì hai giai đoạn này có thời gian gần như là bằng nhau”, bác sĩ Ngọc dẫn chứng.
Cụ thể, khi giấc ngủ ở giai đoạn REM, các cơ quan hô hấp sẽ tăng cường hoạt động khiến trẻ thở nhanh và tăng nhịp tim đập. Lúc này, chỉ cần một cử động nhẹ cũng có thể làm trẻ thức giấc. So với người lớn, thì giai đoạn REM chiếm nhiều thời gian trong giấc ngủ của trẻ hơn. Do đó, trẻ sơ sinh thường hay bị giật mình hoặc tỉnh giấc bởi các tác động từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh khó ngủ còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Trẻ có thể thiếu vi chất. Bởi, trẻ có thể mắc bệnh còi xương do thiếu các chất dinh dưỡng như kẽm, magie, sắt… Đồng thời, cơ thể luôn mệt mỏi sẽ khiến trẻ ngủ không sâu giấc, hay ngủ gà vào ban ngày. Do đó, trẻ hay tỉnh giấc và khó ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, trẻ có thể mất ngủ do nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Bác sĩ Ngọc cho biết thêm, sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Do đó, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và có thể mắc một số bệnh lý như: Viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản…
Khi mắc phải một trong những bệnh lý này, trẻ có biểu hiện thở khò khè, khó thở, hay thở bằng miệng… dẫn đến trẻ sơ sinh khó ngủ và quấy khóc mẹ. Tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể khiến đường thở bị phì đại gây khó khăn cho trẻ khi thở. Trẻ thường phải thở bằng miệng do khó thở. Vì vậy, trẻ rất khó đi vào giấc ngủ mà thường tỉnh giấc, không chịu ngủ và hay quấy khóc vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh mất ngủ cũng có thể do một số nguyên nhân khác. Ví dụ, trẻ thường xuyên bị mộng du, khi ngủ sẽ hay bị giật mình, tỉnh giấc vào giữa đêm. Từ đó, trẻ trở nên khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Hoặc, trẻ quấy khóc, không chịu ngủ do tã, bỉm bị ướt, giường chiếu và quần áo không sạch khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Lý do khác cũng có thể là do ánh sáng ở phòng ngủ quá sáng hoặc không thích hợp với trẻ. Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến trẻ khó ngủ.
Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm: Môi trường xung quanh ồn ào, bật nhạc quá to… dễ làm cho trẻ giật mình tỉnh giấc; Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày nên khó ngủ khi về đêm; Trẻ bú ít, không đủ lượng sữa cần thiết nên nhanh đói.
Do đó, trẻ thường ngủ không sâu giấc và hay thức dậy để bú mẹ; Trẻ đã quen được mẹ bế bồng hoặc đưa võng khi ngủ. Do đó, nếu không được bế ẵm hoặc không được nằm nôi thì trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ và quấy khóc.
Trẻ sơ sinh gần như ngủ suốt cả ngày lẫn đêm, chỉ thức dậy khi đói.
Mang lại môi trường ngủ an toàn
Theo BS.CK1 Phạm Lê Mỹ Hạnh – Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), để giúp trẻ ngủ ngon và tạo môi trường ngủ an toàn cho bé, phụ huynh có thể áp dụng phương pháp quấn khăn. Cách làm này giúp trẻ vẫn còn cảm giác được bao bọc như lúc còn trong tử cung.
Từ đó, khiến trẻ luôn cảm thấy an toàn, tránh giật mình hay phản xạ Moro. Đây là phản xạ nguyên thuỷ không tự điều khiển được. Ngoài ra, quấn khăn còn giữ người thẳng, nhất là khi trẻ sơ sinh chưa kiểm soát được cổ.
Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho trẻ, cần quấn khăn đúng cách, tránh quấn khăn quá chặt. Bảo đảm hai chân trẻ vẫn cử động thoải mái và dang ra được, hông cũng cử động được. Trẻ vốn quen với tư thế 2 chân hơi dạng và gối gấp như trong tử cung. Nếu bị quấn trong tư thế ép chân thẳng, trẻ có khả năng bị loạn sản hông và trật khớp háng. Khi trẻ được 2 tháng tuổi, cha mẹ không nên quấn khăn cho bé nữa.
Hoặc, cha mẹ cũng có thể cho trẻ nằm kén. Mục đích của phương pháp này cũng tương tự như quấn khăn nhưng có ưu điểm là không hạn chế cử động của trẻ. Đồng thời, giúp trẻ luôn giữ tư thế gập sinh lý và có thể xoay trở bé. Một lưu ý khác là phụ huynh cần tạo môi trường ngủ an toàn cho trẻ.
Theo các chuyên gia, trước khi ngủ, phụ huynh nên vệ sinh sạch sẽ, mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát cho bé. Bên cạnh đó, việc cho trẻ cầm nắm đồ vật yêu thích sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Một không gian mát mẻ cùng với bản nhạc êm đềm có thể giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Làm gì khi trẻ sơ sinh khó ngủ?
Nhiều trẻ sơ sinh rất khó ngủ, hay khóc vào ban đêm khiến mẹ bỉm lo lắng, mệt mỏi. Tình trạng này có thể diễn ra trong tuần đầu, tháng đầu nhưng có những bé quấy khóc, khó ngủ hết 3 tháng cữ. Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ ngon, tã bỉm Mihoko đọc nguyên nhân và khắc phục do các bác sĩ chuyên khoa nhi hướng dẫn.
Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ hay tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên, khó ngủ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.
Chỉ thức dậy khi đói
Theo bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, mỗi ngày, trẻ sơ sinh ngủ trung bình khoảng 18 – 20 giờ. Trẻ gần như ngủ suốt cả ngày lẫn đêm, chỉ thức dậy khi đói.
Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, thể tích dạ dày nhỏ nên trẻ nhanh đói. Vì vậy, sau khoảng 2 – 3 giờ, trẻ sẽ thức giấc để bú mẹ. Đặc biệt, đối với những bé non tháng, nhẹ cân, hay bị trào ngược dạ dày thực quản… thì mẹ nên cho bú thường xuyên hơn.
Trẻ sơ sinh chưa phân biệt được ngày đêm, nên nhiều bé sẽ có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày và thức giấc vào ban đêm. Chỉ đến khi được 3 tháng tuổi, bé mới bắt đầu ngủ suốt đêm và không quấy khóc mẹ.
Theo bác sĩ Ngọc, tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ, hay tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, đó có thể là do nguyên nhân sinh lý giấc ngủ.
“Theo các chuyên gia, giấc ngủ thường chia thành hai giai đoạn đó là: Rapid Eye Movement (REM) và Non Rapid Eye Movement (Non – REM). Đối với giấc ngủ của người trưởng thành, thì giai đoạn Non – REM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, 25% thời gian còn lại là giai đoạn REM. Đối với trẻ sơ sinh thì hai giai đoạn này có thời gian gần như là bằng nhau”, bác sĩ Ngọc dẫn chứng.
Cụ thể, khi giấc ngủ ở giai đoạn REM, các cơ quan hô hấp sẽ tăng cường hoạt động khiến trẻ thở nhanh và tăng nhịp tim đập. Lúc này, chỉ cần một cử động nhẹ cũng có thể làm trẻ thức giấc. So với người lớn, thì giai đoạn REM chiếm nhiều thời gian trong giấc ngủ của trẻ hơn. Do đó, trẻ sơ sinh thường hay bị giật mình hoặc tỉnh giấc bởi các tác động từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh khó ngủ còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Trẻ có thể thiếu vi chất. Bởi, trẻ có thể mắc bệnh còi xương do thiếu các chất dinh dưỡng như kẽm, magie, sắt… Đồng thời, cơ thể luôn mệt mỏi sẽ khiến trẻ ngủ không sâu giấc, hay ngủ gà vào ban ngày. Do đó, trẻ hay tỉnh giấc và khó ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, trẻ có thể mất ngủ do nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Bác sĩ Ngọc cho biết thêm, sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Do đó, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và có thể mắc một số bệnh lý như: Viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản…
Khi mắc phải một trong những bệnh lý này, trẻ có biểu hiện thở khò khè, khó thở, hay thở bằng miệng… dẫn đến trẻ sơ sinh khó ngủ và quấy khóc mẹ. Tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể khiến đường thở bị phì đại gây khó khăn cho trẻ khi thở. Trẻ thường phải thở bằng miệng do khó thở. Vì vậy, trẻ rất khó đi vào giấc ngủ mà thường tỉnh giấc, không chịu ngủ và hay quấy khóc vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh mất ngủ cũng có thể do một số nguyên nhân khác. Ví dụ, trẻ thường xuyên bị mộng du, khi ngủ sẽ hay bị giật mình, tỉnh giấc vào giữa đêm. Từ đó, trẻ trở nên khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Hoặc, trẻ quấy khóc, không chịu ngủ do tã, bỉm bị ướt, giường chiếu và quần áo không sạch khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Lý do khác cũng có thể là do ánh sáng ở phòng ngủ quá sáng hoặc không thích hợp với trẻ. Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến trẻ khó ngủ.
Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm: Môi trường xung quanh ồn ào, bật nhạc quá to… dễ làm cho trẻ giật mình tỉnh giấc; Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày nên khó ngủ khi về đêm; Trẻ bú ít, không đủ lượng sữa cần thiết nên nhanh đói.
Do đó, trẻ thường ngủ không sâu giấc và hay thức dậy để bú mẹ; Trẻ đã quen được mẹ bế bồng hoặc đưa võng khi ngủ. Do đó, nếu không được bế ẵm hoặc không được nằm nôi thì trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ và quấy khóc.
Trẻ sơ sinh gần như ngủ suốt cả ngày lẫn đêm, chỉ thức dậy khi đói.
Mang lại môi trường ngủ an toàn
Theo BS.CK1 Phạm Lê Mỹ Hạnh – Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), để giúp trẻ ngủ ngon và tạo môi trường ngủ an toàn cho bé, phụ huynh có thể áp dụng phương pháp quấn khăn. Cách làm này giúp trẻ vẫn còn cảm giác được bao bọc như lúc còn trong tử cung.
Từ đó, khiến trẻ luôn cảm thấy an toàn, tránh giật mình hay phản xạ Moro. Đây là phản xạ nguyên thuỷ không tự điều khiển được. Ngoài ra, quấn khăn còn giữ người thẳng, nhất là khi trẻ sơ sinh chưa kiểm soát được cổ.
Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho trẻ, cần quấn khăn đúng cách, tránh quấn khăn quá chặt. Bảo đảm hai chân trẻ vẫn cử động thoải mái và dang ra được, hông cũng cử động được. Trẻ vốn quen với tư thế 2 chân hơi dạng và gối gấp như trong tử cung. Nếu bị quấn trong tư thế ép chân thẳng, trẻ có khả năng bị loạn sản hông và trật khớp háng. Khi trẻ được 2 tháng tuổi, cha mẹ không nên quấn khăn cho bé nữa.
Hoặc, cha mẹ cũng có thể cho trẻ nằm kén. Mục đích của phương pháp này cũng tương tự như quấn khăn nhưng có ưu điểm là không hạn chế cử động của trẻ. Đồng thời, giúp trẻ luôn giữ tư thế gập sinh lý và có thể xoay trở bé. Một lưu ý khác là phụ huynh cần tạo môi trường ngủ an toàn cho trẻ.
Theo các chuyên gia, trước khi ngủ, phụ huynh nên vệ sinh sạch sẽ, mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát cho bé. Bên cạnh đó, việc cho trẻ cầm nắm đồ vật yêu thích sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Một không gian mát mẻ cùng với bản nhạc êm đềm có thể giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Hai món ăn trên đem lại lợi ích gì cho sức khoẻ của mẹ sau sinh mà được sử dụng thường xuyên đến vậy?
Sau khi trải qua quá trình sinh nở, người mẹ cần được nghỉ ngơi, chăm sóc cẩn thận để hồi phục sức khoẻ. Nhiều chị em chia sẻ có lẽ 10 người sinh xong thì cả 10 đều được khuyên nên ăn canh rau ngót và thịt rang với nghệ. Không ít mẹ bỉm phải ăn món này 2-3 bữa / ngày, ròng rã suốt cả tháng. Vậy tại sao 2 món ăn này lại được sử dụng thường xuyên đến vậy?
Bà đẻ ăn canh rau ngót có những tác dụng gì?
– Làm sạch nhanh sản dịch, trị sót nhau: Rau ngót có tác dụng gây co bóp tử cung giúp tử cung co đẩy hết dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm rất tốt, nên được phụ nữ sau sinh sử dụng để giảm tình trạng sót rau.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: “Trong quá trình chuyển dạ, tử cung người mẹ sẽ mở rộng để em bé dễ dàng ra ngoài. Sau sinh, niêm mạc tử cung sẽ bong ra lẫn với những cục máu đông và chất nhầy tử cung thoát ra ngoài, hiện tượng này gọi là sản dịch. Tùy theo cơ địa của mỗi người sản dịch nhiều hay ít, thông thường quá trình này sẽ kéo dài từ 2-6 tuần. Rau ngót có tác dụng rất tốt đối với sản phụ trong việc đẩy sản dịch ra ngoài cơ thể”.
– Tăng tiết sữa mẹ: Lá rau ngót chứa các chất dinh dưỡng như canxi, protein, phốt pho, chất béo, vitamin A, B, C, sắt và các hợp chất béo khác. Do đó, phụ nữ sau khi sinh ăn rau ngót sẽ giúp tăng nguồn sữa mẹ, điều này bắt nguồn từ những tác động nội tiết các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen trong rau ngót.
– Trị táo bón: Rau ngót chứa nhiều chất xơ, có tác dụng bổ âm nên được sử dụng là giải pháp phòng tránh bệnh táo bón hiệu quả. Phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau ngót giúp nhuận tràng, đồng thời bù lại âm, bổ âm và các chất dịch đã mất khi sinh nở.
– Giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh: Trong rau ngót có chứa một hàm lượng vitamin C đáng kể, giúp cơ thể tổng hợp và sản xuất collagen, vận chuyển chất béo. Ngoài ra, nó còn giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol, hệ miễn dịch giúp sản phụ phòng tránh được nhiều bệnh sau sinh. Bên cạnh đó vitamin C đóng vai trò chữa lành các vết thương và cải thiện chức năng não.
– Tăng cường khả năng miễn dịch: Lượng canxi có trong rau ngót rất cần thiết với phụ nữ sau kỳ sinh nở. Nguồn canxi tự nhiên này giúp cơ thể phụ nữ không mắc phải tình trạng cao huyết áp và các vấn đề liên quan tới xương khớp ở phụ nữ sau sinh.
Ăn rau ngót tốt cho sản phụ sau sinh nhưng cũng cần lưu ý: Ăn quá nhiều rau ngót hoặc ăn sống có thể gây ngộ độc (do nhiễm độc kim loại nặng) hoặc tổn thương phổi. Cách tốt nhất là nấu chín rau ngót trước khi ăn bởi đun sôi giúp các chất độc giảm bớt hoặc mất hoàn toàn.
Theo một cuộc khảo sát tại Đài Loan, những người uống nước ép rau ngót tươi (150g) trong khoảng thời gian dài từ 2 tuần đến 7 tháng đã phải đối mặt với các triệu chứng như: khó ngủ, ăn uống kém đi và cảm thấy khó thở. Vì vậy, phụ nữ sau sinh chỉ nên ăn một lượng nhỏ rau ngót mỗi ngày (tối đa 50g/ngày), không ăn liên tục quá 3 tháng.
Bà đẻ ăn thịt nạc rang nghệ có tác dụng gì?
Nghệ có nhiều công dụng như chống viêm, kháng khuẩn, bổ máu. Trong khi đó, thịt nạc lành tính, nhiều dinh dưỡng. Vì vậy, các bà mẹ sau sinh nên dùng món này để bồi bổ sức khỏe.
Bên cạnh đó, nghệ là loại gia vị tính ấm, có vị cay, đắng được dùng phổ biến trên thế giới. Loại gia vị này có đặc tính chống viêm, sưng, làm tăng miễn dịch và ngăn nhiễm trùng. Nghệ còn có khả năng chữa lành, ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương.
Ngoài ra, sử dụng nghệ như một thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày hoặc tách ra làm bữa phụ sẽ giúp chị em sau sinh hồi phục các vết rạch, mổ, giải độc tố tích tụ trong cơ thể.
Không chỉ vậy, trong thịt nạc có chứa vitamin A và D được tìm thấy nhiều ở gan và thận động vật, thịt nạc giàu vitamin B1 hỗ trợ cho hệ thần kinh rất tốt. Lượng dinh dưỡng có trong loại thịt này cũng khá cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên cần phải sử dụng thịt lợn ở mức vừa phải vì dư thừa năng lượng đặc biệt là nạp nhiều mỡ từ động vật sẽ dễ khiến tăng cân, nhiễm mỡ, mắc các bệnh liên quan đến huyết áp và mỡ máu.
Ăn thịt nạc rang nghệ tốt nhưng mẹ sau sinh cần chú ý: Không được uống nghệ và thuốc tây cùng một lúc, vì điều này không tốt cho máu, nên uống cách nhau khoảng 2-3 giờ và uống nghệ trước khi uống thuốc tây.
Tâm lý rất quan trọng trong việc tạo sữa. Khi bà mẹ cảm thấy vui vẻ thoải mái, ăn ngon miệng thì việc tiết sữa sẽ tốt hơn rất nhiều.
Sữa mẹ thật sự rất kì diệu, nó không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn tăng cường mối quan hệ giữa mẹ và bé. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ Anh Thy – người đầu tiên tại Việt Nam lấy được chứng nhận Chuyên gia tư vấn sữa mẹ quốc tế IBCLC (International Board Certified Lactation Consultant) giải đáp những thắc mắc của rất nhiều các mẹ bỉm đang nuôi con bằng sữa mẹ nhé.
Vì sao cho con ti mà mẹ cũng buồn ngủ thưa bác sĩ?
Khi bé ti mẹ, não bộ của mẹ sẽ tiết ra một loại hormone đó là hormone hạnh phúc Oxytocin. Hormone này sẽ giúp cho cả mẹ và bé cảm giác thoải mái, bình an và dễ ngủ. Điều này là rất bình thường, nên mẹ đừng lo lắng nhé.
Khớp ngậm có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ?
Khớp ngậm đúng là khi em bé bú ngậm sâu vào quầng vú mẹ. Nếu bé ngậm không đủ sâu, chỉ ngậm mỗi đầu ti, em bé có thể khiến cho ti mẹ bị đau, chảy máu hoặc em bé không thể lấy sữa ra khỏi ngực hiệu quả, từ đó, bé sẽ rất lâu no hoặc nhận không đủ lượng sữa và có thể tăng cân không tốt.
Muốn có khớp ngậm đúng, bà mẹ phải có tư thế bú đúng: tai-vai-hông bé phải trên 1 đường thẳng trong lúc bú, bụng bé (bao gồm cả phần rốn bé) áp sát vào bụng mẹ. Khi mẹ có tư thế bú đúng, mẹ đã có thể đạt được 70-80% thành công trong quá trình cho bú. Tư thế bú sẽ hỗ trợ cho khớp ngậm đúng và giúp cả mẹ-bé thoải mái, không bị mỏi.
Tuy nhiên, khớp ngậm không cần phải hoàn hảo tới mức 10 điểm. Không có điều gì là hoàn hảo cả. Một khớp ngậm 7-8 điểm nhưng bé nuốt sữa ổn, tăng cân trong chuẩn, mẹ không bị đau thì không cần phải điều chỉnh gì.
Đầu vú mẹ bị tổn thương, xuất hiện nhiều chấm trắng, mẹ dễ bị tắc tia sữa, phải làm thế nào?
Khi đầu vú mẹ xuất hiện các nốt trắng, thì đây thường là cặn sữa hoặc mụn sữa. Khởi phát, đầu ti có thể bị tổn thương ít hoặc nhiều do bé ngậm ti sai, hút sữa không đúng cách: lực hút quá mạnh, kích thước phễu không đúng. Trong quá trình vết thương này lành sẽ có sự tăng sinh biểu mô ở vùng này, hoặc vị trí tổn thương có thể đang viêm nên vô tình nó có thể làm cản trở dòng sữa thoát ra. Khi dòng sữa di chuyển chậm, chất béo có thể bị vón lại tạo thành cặn sữa. Nó không liên quan gì đến việc thừa canxi. Nhiều mẹ gọi nó là cặn canxi, cụm từ này không đúng. Trong một số trường hợp, vị trí cặn sữa có 1 lớp da bọc qua, thì chúng ta gọi là mụn sữa.
Khi các mẹ bị tình trạng này, mẹ hãy đắp lên đầu ti bằng khăn ẩm hoặc có thể ngâm đầu ti vào nước ấm nhẹ. Cách này giúp cho cặn mềm ra, lớp màng bọc mụn sữa nếu có cũng mềm ra. Sau đó mẹ có thể dùng tay vắt để giúp bung cặn sữa, hoặc với lực mút của bé cũng có thể giúp làm bung cặn sữa. Mẹ cần kiên trì làm trong nhiều cữ. Nếu mẹ thấy việc xử lý khó khăn trong nhiều ngày, hoặc thấy có xuất hiện tắc tia có cục cứng bên trong bầu ngực thì mẹ nên đi khám nhé.
Vừa cho bé ti mẹ trực tiếp vừa hút sữa thì có cần hút đúng giờ không thưa bác sĩ?
Nếu mẹ cho bé ti trực tiếp hoàn toàn, thì không cần phải hút sữa thêm. Nếu mẹ nào muốn có một ít sữa dư thì có thể hút thêm sau khi con bú, nhưng chỉ cần hút 1-2 cữ bú thôi. Mẹ chỉ nên dư 1 ít sữa, chứ cũng không nên lạm dụng việc vắt hút mà khiến cho lượng sữa dư quá nhiều. Khi dư quá nhiều sữa, mẹ sẽ rất dễ bị tắc tia. Mình thường khuyên các mẹ muốn dư thì dư tầm 200ml sữa/ngày đổ lại là vừa. Lúc này, mẹ sẽ hút sữa ở 1 vài khung giờ tương đối giống nhau giữa các ngày, không cần đúng y bon giờ đâu, vì mình đang cho bú trực tiếp, bé đâu có bú đúng giờ.
Nhưng mình cũng không nên hút ở những khung giờ quá khác nhau. Ví dụ, mẹ quyết định hút sữa sau mỗi buổi sáng. Hôm nay bé bú xong lúc 6h30 sáng, mẹ hút sữa lúc 7h. Hôm sau bé bú xong lúc 7h30, mẹ hút lúc 8h. Vậy mẹ sẽ hút sau cữ đầu tiên buổi sáng lúc 7-8h. Mẹ đừng hút khi thì 7-8h, khi thì 15-16h. Mẹ cần giúp cơ thể hiểu là mỗi cữ sáng, cơ thể cần sản xuất thêm sữa. Việc hút ở khung giờ quá khác nhau sẽ khiến cho cơ thể không hiểu khung giờ nào nên sản xuất dư, sẽ dễ gây tắc tia hoặc khiến cho việc tăng sữa không hiệu quả.
Có ý kiến cho rằng nếu mẹ ăn ngon miệng, tâm trạng vui vẻ thì sẽ nhiều sữa hơn có đúng không?
Tâm lý rất quan trọng trong việc tạo sữa. Khi mẹ bị stress, hormone cortisol tiết ra nhiều, nó sẽ ức chế các hormone tạo sữa và phóng sữa. Khi bà mẹ cảm thấy vui vẻ thoải mái, ăn ngon miệng thì việc tiết sữa sẽ tốt hơn rất nhiều. Vì vậy, khi bị ép ăn những món không thích, không ngon miệng, bà mẹ sẽ có xu hướng bị ức chế, từ đó tiết sữa sẽ không tốt bằng bà mẹ được ăn những món ăn mình yêu thích.
Vậy việc ăn ngon miệng sẽ góp phần cho quá trình tạo sữa tốt hơn. Tuy nhiên, đó không phải là cơ chế chính tạo sữa. Muốn sữa nhiều đủ cho con, thì cần phải lấy sữa ra khỏi ngực mẹ liên tục đủ nhiều, có nghĩa là phải ôm con cho bú nhiều hoặc hút sữa đủ số lần. Nếu ăn ngon mà không đảm bảo điều này thì sữa cũng sẽ không tăng đủ cho con.
Cúm ở trẻ sơ sinh rất dễ nhầm với cảm lạnh thông thường. Do đó, không ít phụ huynh dễ bỏ sót dẫn đến chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị.
Thời gian ủ bệnh ngắn
Sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus cúm, trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Các biểu hiện này thường nghiêm trọng và kéo dài hơn cảm lạnh. BSCKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh bị cúm thường là sốt cao trên 39 độ C/ớn lạnh; Ho, ho khan; Sổ mũi, nghẹt mũi; Đau đầu, thường bị sợ ánh sáng và đau nhức sau mắt; Đau nhức cơ thể hoặc toàn thân (đặc biệt ở lưng và chân).
Ngoài ra, trẻ cũng sẽ mệt mỏi, suy nhược cơ thể; Ăn uống kém hơn bình thường, bé không muốn bú mẹ; Ngủ không ngon giấc, dễ quấy khóc; Nôn mửa, tiêu chảy.
Phụ huynh cũng cần chú ý tới những triệu chứng cảnh báo tình trạng cúm nguy hiểm ở trẻ, gồm: Thở nhanh, thở dốc, khó thở; Sắc mặt và môi tái xanh, nhợt nhạt; Nôn mửa liên tục; Xuất hiện các cơn co rút ở sườn theo từng hơi thở; Xuất hiện các cơn đau ở ngực; Trẻ không tỉnh táo hoặc không phản ứng tương tác khi thức dậy; Xuất hiện cơn co giật động kinh; Có biểu hiện mất nước như trẻ không có nước tiểu trong 8 giờ, trẻ bị khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc.
“Mặc dù cúm mùa và cảm lạnh có một số triệu chứng tương tự nhau, nhưng đây là 2 bệnh riêng biệt. Các triệu chứng của cúm ở trẻ sơ sinh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, gây biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Do vậy, khi trẻ có dấu hiệu của cúm, cha mẹ cần chú ý theo dõi tình hình sức khỏe và diễn tiến các dấu hiệu bệnh. Khi gặp các dấu hiệu cảnh báo, nên đưa trẻ đi chăm sóc y tế ngay lập tức”, bác sĩ Chính khuyến cáo.
Thời gian ủ bệnh cúm ở trẻ sơ sinh rất ngắn, chỉ từ 1 – 4 ngày. Thời gian trung bình khoảng 48 giờ sau khi nhiễm virus cúm. Đặc biệt, thời gian lây bệnh khoảng 1 – 2 ngày trước khi khởi phát và 3 – 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Sau giai đoạn ủ bệnh, cúm khởi phát triệu chứng đau rát họng kèm sốt cao, quấy khóc, đau nhức toàn thân và ho. Tiếp theo, trẻ thường chảy nước mũi, nghẹt mũi và có thể là hắt hơi. Sau khoảng 5 ngày, tình trạng bệnh sẽ dần phục hồi. Các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi chỉ ở mức độ nhẹ và khỏi hẳn.
Không ít phụ huynh lo ngại về việc, trẻ sơ sinh bị cúm có thể gặp nguy hiểm. Theo chuyên gia này, cúm mùa là bệnh lành tính có thể tự phục hồi. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có sức đề kháng chưa hoàn thiện.
Do đó, nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, cúm vẫn có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc. Trẻ nhiễm cúm có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng tai giữa. Những biến chứng này có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.
Biến chứng ở trẻ sơ sinh
Theo khuyến cáo, ở giai đoạn 0 – 12 tháng tuổi, hệ thống phòng thủ bên trong của trẻ như kháng thể, tế bào miễn dịch… chưa phát triển hoàn thiện. Điều đó khiến trẻ tăng nguy cơ bệnh nặng hơn so với trẻ lớn và người lớn. Khi mắc bệnh, trẻ có nguy cơ phải điều trị dài ngày, tăng nguy cơ bội nhiễm, thậm chí tử vong. Do đó, tiêm vắc-xin giúp trẻ được kịp thời tăng cường đề kháng, có được miễn dịch chủ động trước các mầm bệnh nguy hiểm. Vắc-xin không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh, kháng thể có được từ vắc-xin sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ bệnh nặng và biến chứng nguy hiểm, rút ngắn thời gian điều trị.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, cúm dễ dẫn đến các biến chứng. Trong đó, trẻ có nguy cơ bị viêm đường hô hấp như: Viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát, áp xe phổi,…
Biến chứng khác là viêm nhiễm ngoài hô hấp như: Viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Biến chứng này đặc biệt có nguy cơ gây tử vong cao đối với trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh.
Trẻ bị nhiễm virus cúm A/H1N1 có nguy cơ gặp các biến chứng dẫn đến viêm đường hô hấp trên. Trong khi đó, trẻ nhiễm cúm A/H5N1 dễ biến chứng gây viêm phổi nặng. Ngoài ra, biến chứng của cúm có thể tác động đến cơ quan thần kinh, gây viêm màng não, viêm tủy cắt ngang, liệt nửa người, liệt thần kinh sọ não,…
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm là hội chứng Reye (gây sưng tấy trong gan và não). Mặc dù hội chứng này ít gặp, nhưng để lại di chứng rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong cao.
Hội chứng Reye phổ biến nhất ở trẻ từ 2 – 16 tuổi, xuất hiện vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm tưởng chừng bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1 – 2 ngày, trẻ chuyển mê sảng, co giật rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong.
Khi mắc cúm, trẻ cần được đưa đến bác sĩ Nhi khoa. Nhờ đó, được thăm khám và có hướng dẫn điều trị đúng, hiệu quả. Trong trường hợp bác sĩ chẩn đoán mắc cúm, trẻ sẽ được cho dùng một số thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) hay zanamivir (Relenza). Những loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn virus lan rộng trong cơ thể. Các phụ huynh cần lưu ý, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc trị cúm hoặc kháng sinh nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài cách dùng thuốc để điều trị cúm ở trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà đơn giản, hiệu quả. Trong đó, cần cho bé nghỉ ngơi nhiều để nhanh lấy lại sức.
Sử dụng máy tạo độ ẩm nhằm hỗ trợ bôi trơn đường thở. Từ đó, giảm dịch nhờn do không khí quá khô để giúp trẻ dễ thở. Đồng thời, cho trẻ tắm nước ấm. Bởi, nước ấm sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể nếu trẻ bị sốt khi mắc cúm.
“Cho trẻ bú mẹ thường xuyên. Bởi, sữa mẹ sẽ cung cấp những kháng thể mà bé cần. Nhỏ nước muối thường xuyên để làm lỏng chất dịch nhầy, giúp trẻ cảm thấy dễ thở hơn.
Cung cấp thêm vitamin D bằng việc phơi nắng đúng cách. Đây là phương pháp rất có ích trong việc tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ sơ sinh bị cúm nhanh khỏi bệnh”, bác sĩ Chính khuyến cáo.
Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ dùng giảm đau, hạ sốt bằng acetaminophen hoặc ibuprofen dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ vì có thể gây ra Hội chứng Reye.
Cho trẻ mặc quần áo theo từng lớp để dễ dàng điều chỉnh khi bé nóng lạnh thất thường. Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ trước, trong và sau khi thay tã, vệ sinh cho trẻ. Hạn chế cho người nhà tiếp xúc để tránh lây nhiễm bệnh.
Theo các chuyên gia, việc tự nhận lỗi là điều khó khăn không chỉ với trẻ nhỏ, mà cả người lớn.
Theo các chuyên gia, việc tự nhận lỗi là điều khó khăn không chỉ với trẻ nhỏ, mà cả người lớn. Song, với sự kiên trì, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ trở thành người biết nhận sai cho hành động của mình.
Khi trẻ không muốn nói
Việc phạm sai lầm hoặc không thể đạt được tất cả các mục tiêu đã đặt ra cho bản thân là điều bình thường. Khi đó, trẻ cần biết xem lại những sai lầm như cơ hội học hỏi. Song, thực tế, không phải trẻ nào cũng có thể làm được điều đó.
Theo các nhà nghiên cứu về não bộ, phụ huynh sẽ không nhận được hiệu quả khi cố gắng dạy cho con mình một bài học trong lúc trẻ nóng nảy. Khi đó, phần “suy nghĩ” trong não của trẻ sẽ không hoạt động. Đồng thời, thông tin mà cha mẹ cố gắng truyền tải sẽ bị trẻ bỏ qua hoặc lãng quên ngay lập tức.
Thay vào đó, cha mẹ nên đợi cho đến khi trẻ bình tĩnh để nói về những thách thức. Đây là một kế hoạch tuyệt vời về mặt lý thuyết. Khi cha mẹ nói với con rằng: “Chúng ta cần thảo luận về cách con đối xử với em gái mình trong bữa trưa hôm nay”, các phụ huynh thường hy vọng trẻ sẽ trả lời: “Mẹ nói đúng. Con đã không có hành động tốt”. Tuy nhiên, thật không may, trẻ em không phải lúc nào cũng tuân theo kịch bản đó.
Nhiều đứa trẻ tránh nói về những gì chúng đã làm sai. Hoặc, thực tế là trẻ không nhớ mình đã làm sai điều gì. Trong một số trường hợp, trẻ đã chuyển sang một thứ khác và bị cuốn hút đến mức không thể bận tâm hồi tưởng lại quá khứ. Bởi những lý do này, nhiều phụ huynh thường cảm thấy bế tắc. Song, theo các chuyên gia, nếu rơi vào tình huống này, các phụ huynh không hề đơn độc.
Thực tế, mọi người thường né tránh những điều khó chịu hoặc không thoải mái. Do đó, hoàn toàn là điều bình thường khi trẻ em sống quá nhiều trong hiện tại, đến nỗi thậm chí vài phút trước cũng dường như là một ký ức xa xăm với các bé.
Khi phụ huynh cần điều chỉnh
Sự mong đợi trẻ nhận lỗi không có nghĩa là cha mẹ đang hành xử sai. Tuy nhiên, điều đó có thể có nghĩa là phụ huynh nên đưa ra một số điều chỉnh. Từ đó, giúp những cuộc trò chuyện với trẻ về vấn đề này hiệu quả hơn.
Điều quan trọng nữa là cha mẹ nên kiểm tra những kỳ vọng của bản thân và xem chúng phù hợp như thế nào với khả năng của trẻ, tùy vào độ tuổi và giai đoạn phát triển. Trẻ em bắt đầu bào chữa ngay khi chúng có thể nói thành câu.
Các nhà khoa học cho rằng, đó hoàn toàn là hành động dễ hiểu. Lý do phổ biến là trẻ muốn tránh gặp rắc rối, hoặc cảm thấy xấu hổ hay không muốn bị ai đó nghĩ xấu về mình.
Betsy Brown Braun – Chuyên gia về hành vi và phát triển trẻ em ở Pacific Palisades, California (Mỹ), đồng thời là tác giả cuốn sách “You’re Not the Boss of Me” – cho biết: “Trẻ thường cảnh giác với bất kỳ phản ứng tiêu cực nào. Hơn bất cứ điều gì, trẻ muốn cha mẹ luôn vui vẻ với chúng”.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phụ huynh nên bỏ qua những lời bào chữa của trẻ. Những đứa trẻ có thói quen không nhận lỗi, bào chữa cho hành động của mình có thể trở thành những người lớn thiếu tự tin, không chấp nhận rủi ro và không thể tin tưởng được trong tương lai. Hơn nữa, trẻ cũng gây ảnh hưởng không tốt tới bạn bè xung quanh bởi hành động đổ lỗi cho người khác.
Một nghiên cứu của Trường Đại học Stanford đã chỉ ra rằng, việc đổ lỗi cho người khác là hành vi rất dễ gây ảnh hưởng. Cụ thể, khi chứng kiến người khác chối bỏ trách nhiệm, chúng ta sẽ có nhiều khả năng cũng thực hiện điều tương tự. Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, việc dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của chúng là điều vô cùng quan trọng.
Dưới đây là những bước phụ huynh cần thực hiện để trẻ tự giác nhận lỗi:
Bước 1: “Tắt chế độ” yêu cầu
Hầu như mỗi khi thức dậy, trẻ em đều được người lớn yêu cầu chúng phải làm gì. Một vài trong số đó có thể là cha mẹ, giáo viên, huấn luyện viên. Song, thực tế, đó là một trong những yếu tố khiến trẻ trở thành những kẻ đổ lỗi.
Nhà xã hội học Christine Carter – Tiến sĩ, tác giả cuốn sách “Raising Happiness” – cho biết: “Bởi vì mọi suy nghĩ đều được viết sẵn cho chúng, trẻ em không nhận ra rằng, chính các bé mới là người điều khiển hành vi của bản thân”. Vì vậy, trước khi có thể bắt đầu “sở hữu nó”, trẻ cần biết rằng chúng thực sự là chủ nhân của vũ trụ.
Để làm được điều đó, cha mẹ cần ngừng việc hướng dẫn trẻ mọi lúc. Nhiều cha mẹ thường yêu cầu trẻ thực hiện theo mình dù đó là những việc nhỏ nhất như: “Mặc áo khoác vào”; “Hoàn thành bài tập đi”; “Hãy nói lời “cảm ơn””. Việc ngừng yêu cầu trẻ sẽ giúp các bé có thói quen bắt đầu tự suy nghĩ.
Bước 2: Chia sẻ các quyết định của cha mẹ
Mỗi ngày, người lớn phải đưa ra hàng triệu lựa chọn cho nhiều vấn đề như: Tôi nên thức dậy hay đi ngủ? Tôi nên trả lời điện thoại của mình hay để nó vào hộp thư thoại? Tôi nên mua những đôi giày đó hay đợi cho đến khi chúng được giảm giá? Song, bởi vì những suy nghĩ này xảy ra trong đầu cha mẹ, nên trẻ sẽ không nhận ra tất cả những gì liên quan đến việc đưa ra những quyết định dù là nhỏ nhất.
Điều đó có nghĩa là cha mẹ không mô hình hóa cách đưa ra những lựa chọn tốt. Do đó, theo chuyên gia Braun, phụ huynh cần giải thích lý do tại sao cha mẹ đưa ra những lựa chọn như vậy. Từ đó, giúp trẻ tiếp thu và hiểu được quá trình suy nghĩ, ra quyết định của phụ huynh.
Bước 3: Để trẻ làm sai và chịu hậu quả
Khi một trong những đứa trẻ quên làm bài tập về nhà, cha mẹ thường yêu cầu trẻ thực hiện khi đến trường. Khi trẻ bỏ bê việc dọn dẹp phòng khách, cha mẹ thường cất đồ chơi của chúng đi. Nếu trẻ tranh luận với một người bạn xem ai là người nắm quyền, cha mẹ có thể can thiệp bằng chiến lược “lần lượt”. Đó dường như là một chiến lược tốt.
Song, thực tế, các chuyên gia cho rằng, đó không phải là cách nuôi dạy con tuyệt vời. Tiến sĩ Carter nói: “Nếu cha mẹ sửa lỗi cho trẻ và giải quyết vấn đề của chúng, các bé sẽ không bao giờ học được cách tự làm điều đó”. Do đó, chuyên gia này nhấn mạnh, đôi khi, cha mẹ cần để trẻ làm sai và gánh chịu hậu quả. Điều đó sẽ cho trẻ thấy rằng, những hành động sai và hậu quả không phải là tận cùng thế giới. Từ đó, trẻ có thể tìm ra cách khắc phục vấn đề của mình.
Bước 4: Nhận lỗi
Thành thật mà nói, hầu hết chúng ta đều cố gắng lảng tránh việc thừa nhận khi bản thân cư xử không hoàn hảo. Vì vậy, làm thế nào để khiến trẻ xin lỗi và hoàn toàn thật lòng muốn làm điều đó không phải là việc đơn giản. Tuy nhiên, chỉ với ba từ, các phụ huynh có thể biến bản thân từ một hình mẫu tiêu cực trở thành tấm gương tích cực: “Lỗi của mẹ”.
Ví dụ, khi cha mẹ đến đón trẻ muộn từ lớp học thêm, hãy nói với con rằng: “Lỗi của mẹ”. Hoặc trong trường hợp quên hạn đóng học phí cho trẻ, phụ huynh cũng hãy nói: “Đó là lỗi của mẹ”.
Nhà trị liệu gia đình Susan Stiffelman – tác giả cuốn sách “Parenting Without Power Struggles” – cho biết, dù là thuật ngữ nào mà phụ huynh chọn để nhận trách nhiệm, hãy sử dụng chúng mà không cần thêm từ hạn định. Cha mẹ có thể nói: “Lỗi của mẹ”, “lỗi của cha”, “mẹ xin lỗi”.
Ví dụ, câu nói: “Đó là lỗi của mẹ khi đã mất bình tĩnh và hét vào mặt con, nhưng do con không lắng nghe” không chính xác là phụ huynh đang chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Bà Stiffelman nói: “Việc bao gồm từ “nhưng” ám chỉ người khác và cung cấp cho trẻ một khuôn mẫu về cách đổ lỗi”.
Bước 5: Trao cho trẻ nhiều cơ hội
Ông John G. Miller – đồng tác giả của “Raising Accountable Kids” – cho biết, khi trẻ bắt đầu nhận ra những điều cơ bản về trách nhiệm, cha mẹ có thể bắt đầu phân tích để con hiểu rõ hơn. Lời khuyên của ông rất đơn giản: Hãy cho mỗi đứa trẻ cơ hội thứ hai, thứ ba, thậm chí thứ tư để không đổ lỗi cho người khác.
Ngay cả với những nỗ lực kiên nhẫn và đồng cảm nhất từ cha mẹ, một số trẻ em vẫn có thể gặp khó khăn trong việc thừa nhận hoặc chia sẻ về lỗi lầm cũng như hành vi của mình.
Trong những tình huống này, có thể hữu ích khi phụ huynh tìm kiếm sự hỗ trợ từ một nguồn bên ngoài, chẳng hạn như chuyên gia sức khỏe tâm thần, cố vấn học đường hoặc huấn luyện viên phụ huynh.
Vui chơi là một phần cơ bản của thời thơ ấu, cũng là một cách quan trọng để trẻ khám phá thế giới, tương tác với mọi người.
Cha mẹ thường là bạn chơi đầu tiên của trẻ. Ccó rất nhiều điều cha mẹ có thể làm khi chơi cùng con. Chơi với cha mẹ, trẻ có thể tìm hiểu về bản thân và thế giới xung quanh, đồng thời có được các kỹ năng quan trọng như chờ đến lượt và quản lý cảm xúc.
Tương tác với nhau vui vẻ và vui chơi cùng nhau cũng giúp củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn chỉ ngồi chơi đồ chơi với con. Rất nhiều trò chơi trong giai đoạn đầu đời diễn ra trong các hoạt động hàng ngày, như ú òa, thổi bong bóng hoặc té nước trong bồn tắm.
Dưới đây là bốn điều bạn có thể làm khi chơi với con.
Hãy tỏ ra hứng thú
Bạn là người rất quan trọng với con. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ theo nhiều cách.
Trẻ em có khả năng tiếp thu thông tin và học hỏi cao hơn những gì người lớn nghĩ. Trẻ nhỏ học thông qua chơi là chính. Vui chơi cho phép trẻ em khám phá các đồ vật theo nhịp độ của riêng mình, nhờ đó tiếp thu và học hỏi những điều mới một cách hiệu quả nhất.
Chơi cũng rất thú vị và niềm vui sẽ khuyến khích con bạn quay lại với đồ chơi hoặc trò chơi nhiều lần, điều này sẽ giúp củng cố việc học. Vì vậy, bước một là chơi, tương tác và nói chuyện khi trẻ ở trong trạng thái tiếp thu (bất cứ khi nào trẻ thức và không đói hoặc khó chịu).
Tập trung vào làm mọi việc cùng nhau
Món đồ chơi hoặc trò chơi mà bạn đang sử dụng không quan trọng bằng hành động chơi cùng nhau. Trên thực tế, những món đồ chơi đắt đỏ và phức tạp thường không tốt hơn những đồ chơi hoặc đồ vật đơn giản và đôi khi còn cản trở trẻ chơi.
Trẻ nhỏ thường quan tâm đến những thứ không phải là đồ chơi thông thường, chẳng hạn như vỏ hộp hay đống giấy bị vò nát. Nếu con bạn tỏ ra thích thú với một chiếc hộp, hãy cố gắng nắm bắt thời điểm đó và tham gia chơi với con, như giấu mặt sau chiếc hộp hoặc thử đội nó như một cái mũ. Chơi với con là một cơ hội tuyệt vời để bước vào thế giới của con bạn.
Điều này có thể khó thực hiện khi cuộc sống bận rộn và căng thẳng. Nhưng tận dụng những khoảnh khắc này khi có thể và tập trung vào những gì con bạn đang nói và làm, ngay cả trong thời gian ngắn, là điều vô cùng quan trọng. Đó là một trong những cách mà trẻ em học được rằng chúng có thể ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.
Hãy trò chuyện
Nói chuyện với con và mô tả cho trẻ những gì chúng đang làm hay nhìn thấy. Đó có thể là màu sắc, hình dạng của món đồ bạn đang chơi hay cách đồ chơi di chuyển.
Điều này rất quan trọng vì tương tác với cha mẹ chính là cách trẻ nghe và học ngôn ngữ, ngay cả khi trẻ chưa nói được. Nó cũng cho thấy bạn quan tâm đến những gì chúng đang làm. Điều này giúp xây dựng sự tự tin.
Hãy dành thời gian để làm theo trẻ
Những điều đối với chúng ta đã quá quen thuộc có thể lại hết sức mới mẻ và lạ lẫm với trẻ và chúng có thể muốn chơi ở một tốc độ khác hoặc theo một cách khác.
Ví dụ, với các viên gạch, thay vì xây thành tháp, trẻ có thể muốn xếp chúng thành hàng, hoặc tưởng tượng chúng là những con vật trong công viên.
Chậm lại để con bạn dẫn dắt khi chơi cũng cho phép trẻ hướng dẫn cách chơi, điều này có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt xã hội và nhận thức. Không cần phải lúc nào cũng phải làm vậy, nhưng hãy nhớ việc chậm lại cùng với trẻ sẽ cho phép chúng lựa chọn và học hỏi những điều khác biệt từ bạn.
Có nhiều cách khác nhau để cha mẹ chơi với con cái, và bạn phải tìm những cách phù hợp với mình. Tuy nhiên, nếu bạn thử một số ý tưởng này, đặc biệt là làm theo sự hướng dẫn của con bạn và trò chuyện nhiều hơn, bạn có thể nhận thấy những điều mới về cách con chơi và khả năng của con, đồng thời giúp con học từ ngữ, kỹ năng xã hội và cảm xúc.